Với luồng kiều hối tăng mạnh cùng chính sách lãi suất ưu đãi của ngân hàng, các chuyên gia nhận định, những tháng cuối năm vẫn sẽ là thời điểm nóng của thị trường bất động sản.
Thị trường đang phản ánh đúng như báo cáo về xu hướng lựa chọn kênh đầu tư trong năm 2016 được Công ty chứng khoán Kỹ thương (TCBS) đưa ra vào đầu năm. Theo đó, chiếm vị trí dẫn đầu lần lượt là bất động sản cho thuê và bất động sản mua.
Báo cáo của Bộ Xây dựng cho thấy 8 tháng năm 2016, tại Hà Nội có khoảng 10.250 giao dịch thành công. Con số tại TP. Hồ Chí Minh cũng tương đương, với khoảng 10.200 giao dịch thành công, giá bán tăng từ 1-5%.
Đáng chú ý, phân khúc bất động sản trung và cao cấp có sức hấp dẫn vượt trội. Điều này cũng phản ánh sức nóng của một loạt các dự án ở phân khúc này đang được mở bán trên các thị trường lớn là Hà Nội,Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh.
Ở Hà Nội, sự chú ý đổ dồn vào một loạt dự án của các đại gia bất động sản như Vingroup (bao gồm Vinhomes Liễu Giai, Vinhomes Gardenia Mỹ Đình...), FLC (FLC Complex Phạm Hùng, FLC Star Tower, FLC Luxury Resort Samson...), Sun Group (dự án Sun Grand City) hay Tân Hoàng Minh với D’Capital...
Bất động sản Đà Nẵng là một thị trường tiềm năng với những tăng trưởng vượt trội về chỉ tiêu kinh tế, gia tăng dân số cơ học, môi trường tự nhiên, thể chế chính quyền. Nhất là các nhà đầu tư đang có sự chuyển hướng mạnh mẽ về các phương án khai thác, mức lợi nhuận cam kết đem lại cho người mua mang tính bền vững khiến bất động sản, nhất là lĩnh vực du lịch, nghỉ dưỡng khiến bất động sản du lịch hấp dẫn.
Năm 2016, thị trường căn hộ khách sạn tại thành phố Đà Nẵng đã có sự tăng trưởng mạnh về nguồn cung với gần 2.500 căn hộ từ 6 dự án; trong đó, 89% là các căn hộ cao cấp từ dự án Vinpearl Riverfront Condotel Da Nang, Ariyana Beach Resort & Suite Da Nang, Condotel Naman Gadern, Alphanam Luxury Apartment, Ocean Suite (Khu B)...
Tại thị trường phía Nam, cung đường 6 km ven sông Sài Gòn, kéo dài từ Ung Văn Khiêm (quận Bình Thạnh) đến bến Vân Đồn (quận 4) đã chứng kiến một loạt các dự án, tạo nên nguồn cung lớn cho phân khúc căn hộ cao cấp, với trên 20.000 sản phẩm. Một loạt cái tên thu hút sự chú ý của giới đầu tư như Vinhomes Golden River, Vinhomes Central Park, Masteri Thảo Điền...
Báo cáo của Saville cho thấy 9 tháng đầu năm 2016, số lượng nhà đầu tư rót vốn vào bất động sản để cho thuê hoặc bán lại kiếm lời tăng mạnh. Đặc biệt, phân khúc bất động sản cao cấp và trung bình khá, nhà đầu tư thứ cấp chiếm trên dưới 50%, tùy các dự án. Khảo sát của CBRE tại thị trường TP. Hồ Chí Minh cũng phản ánh bức tranh tương tự. Ngay cả những người nước ngoài mua nhà tại TP. Hồ Chí Minh thì cũng chủ yếu nhằm đầu tư, kinh doanh, trong đó 38% mua để cho thuê, 21% mua để bán lại.
Chứng khoán, vàng, bất động sản: Người Việt chọn gì?
Những sự kiện chính trị trên thế giới cuối năm 2016 đã và đang có tác động không nhỏ đến giá vàng, chứng khoán, ngoại tệ, kéo theo sự lo ngại của người dân khi đầu tư vào các kênh này. Trong bối cảnh đó, các dự án bất động sản hạng sang như Ariyana Beach Resort & Suite Da Nang,Condotel Cocobay, Condotel Naman Gadern Đà nẵng với sự ổn định và tiềm năng tăng trưởng đảm bảo đã khiến nhiều nhà đầu tư "chuyển hướng".

Chiến thắng của tỉ phú Donald Trump trên con đường chạy đua vào Nhà Trắng không còn là câu chuyện của riêng nước Mỹ. Lo ngại những rủi ro về chính sách dưới chính quyền của Donald Trump, các nhà đầu tư trên toàn thế giới đã “tháo chạy” khỏi chứng khoán, USD và đổ tiền mua vàng, dẫn đến hiện tượng “Vàng tăng sốc, USD đổ dốc”. Mặc dù vàng đang tăng giá, nhiều nhà đầu tư Việt vẫn nhận định mua vàng chưa hẳn đã là hướng đầu tư đúng đắn tại thời điểm này. Bởi vàng cũng chính là kênh đầu tư rủi ro, đòi hỏi những người tham gia vào thị trường này phải am hiểu, nắm sâu sát các thông tin, diễn biến thị trường thế giới đang xảy ra hàng ngày, thậm chí hàng giờ.
Chị Thu Trần, 45 tuổi, cho biết: “Mỗi động thái chính trị mới từ Mỹ có thể gây hiện tượng trồi sụt về giá bất cứ lúc nào. Tôi và chồng đều rất bận với việc kinh doanh nên không có nhiều thời gian để theo dõi sát sao sự biến động của tình hình kinh tế hàng ngày. Do vậy chúng tôi đang cân nhắc chuyển sang một kênh đầu tư khác ổn định và an toàn hơn”.
Theo anh Hữu Khánh - một nhà đầu tư lâu năm trong lĩnh vực bất động sản, 3 tiêu chí vàng mà nhà đầu tư mới bước chân vào thị trường cần chú ý là: uy tín của chủ đầu tư, vị trí của dự án và chính sách ưu đãi khi mua.
Năm 2017 được nhiều chuyên gia dự đoán kinh tế vĩ mô có nhiều chuyển biến tích cực, ổn định và phát triển. Vậy trong năm tới, nếu có tiền, chúng ta nên đầu tư vào đâu có lợi nhất?
Theo báo cáo về xu hướng lựa chọn tài sản đầu tư được thực hiện năm 2016 của CTCK Kỹ thương (TCBS), bất động sản cho thuê và bất động sản mua là kênh đầu tư hấp dẫn nhất trong mắt những người được khảo sát. Đầu tư chứng khoán chỉ xếp ở vị trí thứ 3 và kênh gửi tiền tiết kiệm bị tụt hạng sang vị trí thứ 4.
Bất Động Sản là kênh duy nhất có lời thực dương?
Sức hấp dẫn của các dự án bất động sản trung vào cao cấp nằm ở tỷ suất sinh lợi tương đối cao. Theo TS. Huỳnh Thế Du, 10 năm qua, cùng với vàng, bất động sản cao cấp chính là hai kênh duy nhất có hiệu suất sinh lời thực dương.
Với căn hộ cho thuê, báo cáo Savills cho biết công suất bình quân tại Hà Nội đạt trên 87%, trong khi ở TP. Hồ Chí Minh đạt 84%. Giá thuê căn hộ ở Hà Nội hiện dao động từ 30-60 triệu/căn/tháng tùy diện tích, vị trí, trong khi ở TP. Hồ Chí Minh, mức thuê trung bình hơn 500.000 đồng/m2/tháng (24 USD/m2/tháng), tăng 2% so với năm trước. Đáng chú ý, thị trường TP. Hồ Chí Minh đánh đấu sự cải thiện đáng kể về giá thuê sau 3 năm suy giảm liên tục.
Một chuyên gia kinh tế lí giải, sự trở lại của bất động sản như một kênh đầu tư là đón kịp xu hướng phục hồi của thị trường. Hơn nữa, các kênh đầu tư khác đang thiếu hấp dẫn. Vàng vừa rủi ro giá, vừa rủi ro chính sách; lãi suất tiết kiệm giảm mạnh; chứng khoán bấp bênh và đang trong xu hướng điều chỉnh mạnh.
Trong khi đó, tâm lý nhiều người Việt vẫn thích đầu tư vào bất động sản. Không chỉ thu hút tiền nhàn rỗi trong dân, bất động sản đang đón làn sóng trở lại của kiều hối. Năm 2015, khoảng 20% lượng kiều hối đã chảy vào khu vực này, và dự đoán sẽ tăng mạnh thêm trong năm 2017.
Bất động sản vẫn giữ vững ngôi vị số 1
Sau nhiều “cơn điên giá vàng”, hiện tại chỉ còn bất động sản giữ được phong độ ổn định và tiếp tục là kênh đầu tư được ưa chuộng số 1.
Nhu cầu vàng của Việt Nam trong quý II/2016 giảm 15% so với cùng kỳ năm 2015.
Tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2016 với chủ đề “Thách thức tái cơ cấu và triển vọng” mới đây, chuyên gia kinh tế Huỳnh Thế Du đã chỉ ra rằng trong giai đoạn 2006-2015, các kênh đầu tư tài chính tại Việt Nam đều không mang lại lợi suất thực dương.
Theo thống kê, 10 năm qua, GDP của Việt Nam tăng trưởng 80%, tức là nếu tính theo giá cố định thì GDP Việt Nam năm 2015 bằng 1,8 lần năm 2006. Trong khi đó, tính về chỉ số thu lời của các kênh đầu tư cơ bản như vàng; USD; tiền gửi tiết kiệm bằng VND, ngoại tệ; chứng khoán; bất động sản thì ngoại trừ vàng và bất động sản cao cấp, còn lại đều không có suất sinh lợi danh nghĩa cao hơn lạm phát bình quân.
Ví dụ cụ thể ở kênh chiếm tỷ trọng lớn nhất là tiền gửi tiết kiệm. Trong 10 năm qua, lãi suất tiết kiệm so với lạm phát trồi sụt lần lượt như sau: 3 năm thấp hơn lạm phát; 3 năm tương đương lạm phát và 4 năm cao hơn mức lạm phát. Tính bình quân, lãi suất tiết kiệm vẫn thấp hơn lạm phát. Trong khi đó cũng giai đoạn 2006-2015, mức tăng giá vàng cao hơn lạm phát 1,7%; đầu tư căn hộ cao cấp ở TP.HCM cũng tương đương.
Tuy từng đem lại lãi suất thực dương nhưng vàng hiện không còn được nhà đầu tư mặn mà như trước. Thống kê của Hội đồng vàng thế giới WGC cho biết, nhu cầu vàng của Việt Nam trong quý II/2016 giảm 15% so với cùng kỳ năm 2015 - mức thấp kỷ lục trong 5 quý liên tiếp theo thống kê của WGC.
Theo phân tích của chuyên gia vàng Phan Dũng Khánh, nhu cầu vàng giảm xuống do những lo ngại về nguy cơ mất an toàn khi giữ vàng trong nhà, trong khi gửi ngân hàng không có lãi, lại phải trả phí. Hơn nữa, lượng vàng nhà đầu tư giữ trong những năm qua vẫn còn rất lớn, không ít người mua vàng lúc đỉnh 48-49 triệu đồng/lượng vài năm trước, đến giờ vẫn không bán ra vì quá lỗ.
Tương tự, kênh đầu tư vào USD cũng đang thất thế. Nếu mua USD từ đầu năm 2016, nhà đầu tư bị lỗ nếu bán ra vào thời điểm này. Với chính sách thắt chặt tiền tệ, chống đôla hoá của ngân hàng nhà nước như hạ lãi suất về 0% với tiền gửi bằng USD có hiệu lực từ tháng 12/2015 kênh này càng kém hấp dẫn.
Trong khi đó, bất động sản chứng kiến sự trở lại khá đều đặn của dòng vốn, đặc biệt ở phân khúc trung và cao cấp. Tính đến tháng 9 năm nay đã có hơn 1 tỷ USD vốn FDI đổ vào bất động sản. Bất động sản trở thành kênh thu hút vốn FDI lớn thứ 2 tại Việt Nam chỉ xếp sau công nghiệp chế biến, chế tạo.
Nguồn vốn cho bất động sản đang được mở rộng nhờ chính sách thay đổi và các hiệp định TPP, FTA thế hệ mới có hiệu lực. Các định chế tài chính như các quỹ đầu tư, quỹ tín thác (REITs), quỹ tiết kiệm hay quỹ hưu trí, các dòng vốn đầu tư trực tiếp (FDI), gián tiếp (FII)… đang hoạt động hết công suất trên thị trường bất động sản, tạo thành kênh hút vốn gián tiếp rất hiệu quả. Thực tế, nhiều quỹ đầu tư lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore... đã đầu tư vào địa ốc Việt Nam thông qua nắm giữ cổ phiếu của các công ty địa ốc.
Các nhà đầu tư cá nhân cũng đang đưa vốn vào thị trường bất động sản. Khoảng 50% những người chi tiền cho các dự án bất động sản cao và trung cấp là nhà đầu tư thứ cấp, với hi vọng sinh lời lớn. Đó là chưa kể nguồn ngoại hối đáng kể đổ vào thị trường từ kiều hối, chiếm 22% tổng lượng kiều hối.
Về tâm lý thị trường, địa ốc vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn với đa số người có tiền nhàn rỗi. Vì ngoài yếu tố sinh lời đều đặn từ việc cho thuê, bất động sản luôn có triển vọng tăng giá trong dài hạn. Xét trong bối cảnh hiện nay, bất động sản vẫn là kênh đầu tư sinh lời số 1.
Cuối năm luôn là thời điểm thị trường bất động sản nhộn nhịp nhất.
Theo các chuyên gia dự báo, cuối 2016, khi các dòng vốn FDI, kiều hối và nguồn tiền nhàn rỗi trong dân đang đổ về bất động sản ngày càng nhiều thì nhiều khả năng thị trường bất động sản sẽ còn sôi động hơn nữa, đặc biệt là phân khúc cao cấp như căn hộ cao cấp, nhà đất và biệt thự.
Ngoài vốn FDI, kiều hối cũng là một nguồn tiền khổng lồ đang chuẩn bị đổ vào thị trường BĐS cuối năm. Theo thống kê cho thấy có đến 22% lượng kiều hối về Việt Nam đang đổ vào bất động sản. Dự báo lượng kiều hối về Việt Nam sẽ tăng mạnh từ nay đến cuối năm. Đây được xem là động lực, nguồn cầu lớn cho các phân khúc nhà cao cấp tại Việt Nam.
Trong khi đó, bước vào đầu tháng 10, nhiều “ông lớn” ngân hàng đã bắt đầu giảm lãi suất cho vay khiến nhiều người lạc quan về tác động tích cực của nó tới thị trường bất động sản thời gian tới. Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), việc các ngân hàng giảm lãi suất sẽ là cơ hội cho thị trường khởi sắc hơn bởi khi lãi suất hạ thì người dân sẽ ít đem tiền gửi vào ngân hàng mà dồn vốn cho sản xuất, kinh doanh. Trong đó, bất động sản cũng là một kênh đầu tư tốt hơn so với mua USD hay trữ vàng.
Báo cáo thị trường của các hãng nghiên cứu cũng dự báo không riêng gì phân khúc căn hộ chung cư, các dự án biệt thự hay đất nền cũng sẽ sôi động và giá có xu hướng tăng hầu hết các phân khúc trong quý cuối cùng của năm. Theo các chuyên gia, bên cạnh các yếu tố về văn hóa, việc phân khúc cao cấp “nóng” vào cuối năm còn là do nhu cầu thực về nhà ở. Về cơ bản, nhu cầu nhà ở vẫn tăng cao, nhất là thời điểm cuối năm. Chỉ những dự án nào đáp ứng được nhu cầu thực tế, chủ đầu tư có uy tín tốt mới thu hút được người mua.
Sưu tầm